Hướng dẫn chi tiết cách may mũ bucket dễ thực hiện nhất
Mũ bucket là một phụ kiện không hề mới nhưng lại có ứng dụng cao và dễ phối với các loại trang phục khác nhau. Để may một chiếc mũ bucket rất đơn giản và bạn có thể tự thực hiện tại nhà với những nguyên liệu có sẵn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách may mũ bucket đẹp và cá tính ngay tại nhà, mời các bạn tham khảo.
Tìm hiểu thông tin về mũ bucket
Trước khi tìm hiểu về cách may mũ bucket, trước hết bạn phải biết được mũ bucket là gì. Đây là loại mũ được lấy ý tưởng thiết kế từ mũ tai bèo của những ngư dân đánh bắt cá tại Ireland vào cuối thể kỷ 19. Tuy nhiên phần vành mũ được chỉnh sửa lại nhỏ hơn một chút.
Về hình dáng, mũ bucket giống như một chiếc xô với phần vành nhỏ hơi nhô ra phía bên ngoài. Chiếc mũ này đã xuất hiện từ những năm 1980 với chất liệu sử dụng ban đầu có thể chống thấm nước tốt và che nắng cho ngư dân. Ở thời điểm này, mũ bucket được sử dụng chính cho công việc và chưa có giá trị cao về mặt thời trang cũng như tính thẩm mỹ.
Ngày nay, mũ bucket đã có nhiều cải biến để đem đến sự hiện đại và năng động, có thể kết hợp với nhiều loại trang phục khác nhau một cách dễ dàng. Từ phong cách cá tính cho đến nhẹ nhàng tiểu thư đều có thể sử dụng như một phụ kiện tạo điểm nhấn.
>>> Xem ngay: Top 100+ mẫu Mũ đồng phục siêu hot hiện nay
Các loại mũ bucket thông dụng trên thị trường hiện nay
Cách may mũ bucket không quá đơn giản, nhưng trước khi bạn trổ tài thì cần phải biết loại mũ này có những kiểu dáng nào. Như vậy thì mới có thể chọn ra kiểu dáng và chất liệu vải phù hợp cho chiếc mũ chuẩn bị được “ra lò” của mình. Các loại mũ bucket thông dụng hiện nay gồm:
- Mũ bucket vải: Đây là loại mũ phổ biến nhất và được làm từ khá nhiều loại vải như: vải jeans, canvas, cotton,.. với màu sắc và hoạ tiết đa dạng.
- Mũ bucket chất liệu nỉ: Chất liệu này khá dày dặn nên có khả năng giữ ấm rất tốt, thích hợp để đội và phối quần áo cho mùa đông lạnh.
- Mũ bucket len: Về form dáng mũ bucket len sẽ không đứng form như các chất liệu khác, nhưng bù lại rất mềm mại và ấm áp để đội trong thời tiết lạnh.
- Mũ bucket hai mặt: Là thiết kế với 2 mặt là 2 màu sắc, hoạ tiết khác nhau. Kết hợp với kỹ thuật may giấu chỉ giúp bạn có thể dễ dàng thay đổi kiểu dáng khi đội ra ngoài.
- Mũ bucket vành cứng: Về cách may mũ bucket vành cứng cũng khá giống với những loại mũ bucket thông thường. Tuy nhiên phần vành mũ sẽ sử dụng chất liệu cứng để lên form dáng đẹp, đa phần sẽ sử dụng ở những dịp trang trọng.
- Mũ bucket có hoạ tiết là chữ hoặc hình in: Sau khi may xong, chiếc mũ sẽ được thêm các hình in hoặc chữ thêu trên bề mặt. Điều này giúp tạo nên sự khác biệt và cá tính cho chiếc mũ của bạn.
>>> Đọc thêm: Top 5 loại Mũ bếp trưởng độc đáo
Cách may mũ bucket: Những nguyên liệu cần chuẩn bị
Như đã chia sẻ, cách may mũ bucket sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều nếu bạn chuẩn bị đủ những nguyên liệu cần thiết. Cụ thể như sau:
– Chuẩn bị vải may mũ
Có rất nhiều chất liệu vải dùng để may mũ bucket như vải cotton, nỉ, len, denim… Tuỳ vào tình hình thời tiết hiện tại và nhu cầu sử dụng để bạn lựa chọn cho phù hợp. Tuy nhiên cần lưu ý chọn vải có độ dày vừa phải để giữ form đẹp cho mũ, đồng thời cũng nên chọn màu sắc và hoạ tiết nhã nhặn.
Sau khi đã tìm được loại vải ưng ý, trước khi tìm hiểu về cách may mũ bucket bạn cần phải chuẩn bị vải may theo cách sau:
- Cắt vải theo mẫu rập may nón bucket.
- Nếu chất liệu vải mỏng có thể ủi thêm một lớp keo lên mặt trái của vải để tăng độ cứng cáp.
- Khi cắt vải nên chừa ra một khoảng thừa tầm 2 – 3cm để may viền.
- Nếu chọn những loại vải có hoạ tiết hoặc hình in nên cắt vải sao cho hoạ tiết được sắp xếp đẹp.
– Chỉ khâu: Chọn chỉ khâu màu trắng hoặc trùng với màu vải để tạo sự hài hoà cho sản phẩm.
– Kim khâu: Chọn kim khâu theo độ dày của vải để tránh bị gãy kim.
– Máy khâu (nếu có): Sử dụng máy khâu sẽ giúp đường may được đẹp và đều hơn, đồng thời cũng giúp cách may mũ bucket được nhanh hơn nhiều.
– Mẫu rập mũ bucket: Có thể tải trên mạng về để đảm bảo tính chuẩn xáccủa kích thước và hình dáng.
– Keo dán vải: Nguyên liệu này giúp cố định các chi tiết của mũ. Nếu là người mới chưa có nhiều kinh nghiệm thì nên chuẩn bị để dán chặt các chi tiết trên mũ.
>>> Xem thêm: Mũ cho nhân viên bảo vệ có điểm gì ấn tượng
Hướng dẫn cách may mũ bucket đơn giản, dễ thực hiện
Cách may mũ bucket mà Handy Uni cung cấp dưới đây có thể áp dụng cho tất cả mọi người, kể cả với những bạn không có kinh nghiệm hoặc không giỏi may vá.
Bước 1. May thân mũ
Đây là bước đầu tiên cần học trong cách may mũ bucket. Để may thân mũ hãy thực hiện như sau:
- Úp mặt trái của 2 miếng vải đã cắt chồng lên nhau, có thể dùng ghim để cố định chúng lại.
- Sau đó, may 2 bên mép vải bằng máy khâu hoặc khâu tay. Lưu ý để lại khoảng trống với chiều rộng tầm 10cm ở giữa để lộn ngược mặt mũ.
- Dùng máy khâu và sử dụng mũi may zig-zag để lộn mặt mũ giúp đường may không bị bung ra. Còn nếu may tay, bạn dùng kim và chỉ để khâu 2 mép vải lại với nhau.
Trong quá trình may 2 mép vải cần cẩn thận và nhẹ nhàng để không làm rách vải hay lệch đường may. Trường hợp vải quá mỏng, nên ủi thêm một lớp keo dày để tăng độ cứng cáp. Còn với vải dày hãy ưu tiên sử dụng máy may để đường kim mũi chỉ được đẹp.
Bước 2. Lộn ngược mặt mũ
- Sử dụng kéo để cắt một đường nhỏ giữa khoảng trống sao cho đường cắt có đủ độ rộng để lộn ngược mặt mũ.
- Sau đó dùng tay hoặc dụng cụ hỗ trợ để lộn mặt mũ từ từ, tránh làm rách vải.
- Khi mặt mũ đã được lộn ngược hoàn toàn, hãy dùng máy khâu hoặc kim khâu tay để may lại khoảng trống đó. Lưu ý đường may phải khít và thẳng hàng với các đường may có sẵn.
Bước 3. May vành mũ
- Cắt một dải vải với chiều dài bằng chu vi vành mũ, chiều rộng khoảng 5cm. Chu vi vành mũ được đo bằng thước dây.
- Tiếp đến dùng máy may hoặc kim khâu tay để may dải vải vừa cắt thành vòng tròn.
- Đặt vành mũ vừa may vào vị trí giữa 2 mặt mũ, sao cho đường may vành mũ trùng với đường may thân mũ.
- Sau đó tiến hành may cẩn thận để không bị lệch đường may.
Bước 4: Hoàn thiện
Từ cách may mũ bucket ở trên bạn đã hoàn thành một chiếc mũ bucket cơ bản. Trước khi sử dụng để đi chơi, chụp hình, dạo phố cùng bạn bè hãy thực hiện thêm một số bước sau:
- Đính thêm họa tiết hoặc hình thêu lên mũ để tạo sự khác biệt.
- Có thể may thêm các phụ kiện như hình cỏ mầm, hình con ếch… đính trên chóp mũ rất ấn tượng.
- Là lại một lượt mũ để có form dáng đẹp.
- Có thể may thêm đường chỉ trang trí xung quanh vành mũ.
- Hạn chế giặt bằng máy giặt công suất lớn sẽ khiến vải nhanh bị sờn và làm mũ mất đi form dáng đẹp.
>>> Tham khảo: Mũ lưỡi trai in logo đẹp nhất
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách may mũ bucket đơn giản, dễ thực hiện dù bạn không có hoa tay nào vẫn có thể thử sức ngay. Đây là phụ kiện dễ phối đồ không thể thiếu trong tủ đồ của các chị em. Vì vậy, hãy trổ tài ngay để có cho mình một sản phẩm khác biệt thể hiện cá tính. Chúc chị em thành công!