[Bật mí] Chi phí mở quán trà sữa bao nhiêu là đủ?

Xuất bản: 26 tháng 8, 2023 10:00 | Cập nhật: 14 tháng 8, 2024 05:00

Trà sữa là thức uống “quốc dân” của mọi đối tượng khách hàng khác nhau từ trẻ em đến những người trung tuổi. Vì thế, kinh doanh trà sữa được nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp. Trước khi bắt tay vào thực hiện, bạn cần phải biết được chi phí mở quán trà sữa cần bao nhiêu vốn và nên kinh doanh theo hình thức nào thì hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được những tin tức hữu ích, đừng bỏ lỡ!

Chi phí mở quán trà sữa cần bao nhiêu vốn là đủ?

Chi phí mở quán trà sữa cần bao nhiêu vốn là điều được rất nhiều người quan tâm, nhất là những ai đang chuẩn bị khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Thực tế sẽ không có mức cố định cho chi phí này mà phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Nguyên liệu, quy mô, hình thức bán (mở quán hay kinh doanh tại nhà), đối tượng khách hàng hướng đến…

Theo đó, để mở một quán trà sữa và bắt đầu kinh doanh, số vốn cần phải có ban đầu sẽ ở mức 15 – 250 triệu đồng với hình thức tự mở thương hiệu riêng. Còn nếu kinh doanh trà sữa mô hình nhượng quyền thương hiệu thì chi phí sẽ tăng lên khá nhiều, ở mức 300 – 550 triệu đồng. Thậm chí với những thương hiệu nổi tiếng đã có lượng khách quen, chi phí có thể lên đến hàng tỷ đồng.

Chi phí mở quán trà sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Chi phí mở quán trà sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Mỗi một mô hình kinh doanh trà sữa sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Vì thế, trước khi quyết định khởi nghiệp, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ thị trường, đối tượng khách hàng, tiềm năng kinh doanh và tính toán thời gian có thể thu hồi vốn. Tìm hiểu càng chi tiết thì càng giúp bạn thuận lợi hơn trên con đường kinh doanh lâu dài.

>> Một số bài viết hay bạn đọc tham khảo:

Các yếu tố quyết định đến chi phí mở một quán trà sữa

Mô hình kinh doanh trà sữa đang rất hot hiện nay bởi những lợi thế về lượng khách hàng đông đảo, quay vòng vốn nhanh và dễ bán. Tuy nhiên, trước khi muốn khởi nghiệp với ngành nghề này bạn cần phải biết chi phí mở 1 quán trà sữa là bao nhiêu và bị ảnh hưởng với những yếu tố nào.

  • Nhóm đối tượng khách hàng: Trước khi mở quán trà sữa bạn cần xác định nhóm khách hàng mình hướng đến là ai: học sinh sinh viên, người đi làm, người có thu nhập cao… Từ đó mới có thể lên kế hoạch thiết kế không gian quán, làm menu, mức giá bán và các chương trình quảng cáo cho phù hợp.
  • Mô hình kinh doanh: Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chi phí mở quán trà sữa. Hiện nay có các mô hình chủ yếu đó là: kinh doanh nhượng quyền, bán online, tự mở thương hiệu… Mỗi loại lại có những ưu nhược điểm riêng để bạn cân nhắc lựa chọn.
  • Quy mô hướng tới: Nếu bạn mở quán trà sữa nhỏ, mặt bằng nhỏ và trong ngõ hẻm thì chi phí phải bỏ ra sẽ thấp hơn rất nhiều so với việc mở quán quy mô lớn. Bởi quán càng to bạn cần phải trang trí nhiều và phải mở ở mặt tiền đường đông dân cư.

Tổng hợp những loại chi phí mở quán trà sữa cần phải có

Vốn là yếu tố quan trọng nhất khi quyết định việc kinh doanh quán trà sữa. Bạn cần phải xác định nguồn vốn mình có cụ thể là bao nhiêu, sau đó mới có thể chia nhỏ ra để đầu tư vào nguyên liệu, mặt bằng, nhân công… Dưới đây là những loại chi phí mở quán trà sữa bắt buộc phải có:

Chi phí thuê mặt bằng khi mở quán trà sữa

Chi phí mở quán trà sữa cho thuê mặt bằng chiếm khoảng 30% tổng số vốn, dao động từ 5 – 25 triệu đồng/tháng. Tuỳ thuộc vào số vốn bạn có thể thuê mặt bằng diện tích lớn hay nhỏ, vị trí ngoài mặt đường hay nằm trong ngõ, có chỗ đậu xe cho khách hàng hay không…

Chi phí mở quán trà sữa bắt buộc phải có là mặt bằng

Chi phí mở quán trà sữa bắt buộc phải có là mặt bằng

Ngoài ra để tiết kiệm bạn có thể chọn cách kinh doanh tại nhà sẽ không mất tiền thuê mặt bằng. Tuy nhiên, với cách thức này bạn cần lên chiến lược quảng cáo phù hợp thì mới có thể tiếp cận với khách hàng.

>>> Đọc thêm: Kinh nghiệm mở quán trà sữa ở nông thôn mới nhất

Chi phí mua nhượng quyền thương hiệu hoặc xây dựng thương hiệu mới

Mỗi hình thức sẽ có những ưu điểm riêng để bạn lựa chọn và tất nhiên chi phí cũng theo đó mà có sự khác biệt. Cụ thể của từng loại hình để bạn tham khảo như sau:

  • Xây dựng thương hiệu mới: Chi phí không quá cao, khoảng 10 – 30 triệu đồng và chủ yếu đầu tư vào những hạng mục: Đăng ký bản quyền thương hiệu, thiết kế bộ nhận diện, logo riêng, in ấn,… Tuy có mức giá thấp nhưng thời gian đầu sẽ khó tiếp cận khách hàng hoặc thậm chí rủi ro “dẹp tiệm”.
  • Mua nhượng quyền thương hiệu: Chi phí mở quán trà sữa nhượng quyền là khá lớn từ 100 – 2,5 tỷ đồng tuỳ vào mức độ nổi tiếng của thương hiệu mà bạn lựa chọn. Bù lại những vấn đề liên quan đến khách hàng, công thức pha chế, setup quán, quy trình hoạt động… sẽ được thương hiệu hướng dẫn chi tiết từ A – Z.

Chi phí mở quán trà sữa về nguyên liệu và các thiết bị pha chế

Thiết bị và nguyên liệu pha chế chiếm số vốn không nhỏ khi mở quán trà sữa

Thiết bị và nguyên liệu pha chế chiếm số vốn không nhỏ khi mở quán trà sữa

Để giữ chân khách hàng bạn nên lựa chọn những loại nguyên liệu cao cấp cho ra thành phẩm ngọt thơm tự nhiên. Về thiết bị pha chế, tuỳ từng loại có thể mua mới hoặc mua thanh lý để tiết kiệm tiền một cách hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên liệu và thiết bị cần mua:

  • Bình ủ trà: Khoảng 1 triệu đồng/ bình, số lượng 2-3 bình.
  • Máy xay đồ chuyên dụng: 3 – 5 triệu/cái.
  • Dụng cụ pha chế: bình xịt kem, bình lắc, cân, thìa đong, máy đánh kem: 1 triệu.
  • Két đựng tiền, máy in bill, laptop, giấy in, mực in: 8 – 10 triệu.
  • Máy dập nắp cốc: 5 – 8 triệu.
  • Cốc, ly nhựa, ống hút số lượng lớn: 1,5 triệu.
  • Tủ lạnh: 5 – 8 triệu.
  • Nguyên liệu làm trà sữa: Trà, kem tươi, bột kem sữa, sữa tươi, đường, siro các loại, topping các loại: Trung bình 3 – 5 triệu/đợt. Tuỳ vào lượng khách ít hay nhiều mà có thể điều chỉnh cho các đợt mua sau. Số lượng có thể điều chỉnh tuỳ theo doanh thu của tháng trước.

>>> Click tại đây: Setup quán trà sữa từ A đến Z mới nhất hiện nay

Chi phí quảng cáo để thu hút khách hàng

Trường hợp bạn mua nhượng quyền thương hiệu thì chi phí mở quán trà sữa cho quảng cáo sẽ không tốn nhiều bởi sẽ được hỗ trợ. Còn nếu tự xây dựng thương hiệu riêng, dưới đây là một số chi phí cần phải bỏ ra:

  • Thiết kế biển hiệu, in ấn tờ rơi, băng rôn: 1,5 – 2 triệu.
  • Phí quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội: 6 – 8 triệu/đợt quảng cáo
  • Chi phí làm video, content đăng mạng xã hội: 4 – 6 triệu đồng (tùy số lượng).

Chi phí mở quán trà sữa về nhân viên và đồng phục

Chi phí thuê nhân viên phục vụ và đồng phục khá cao

Chi phí thuê nhân viên phục vụ và đồng phục khá cao

Số lượng nhân viên cần thuê sẽ phụ thuộc vào quy mô quán trà sữa của bạn lớn hay nhỏ. Vì thế chi phí cho nhân viên và đồng phục cũng không quá lớn, khoảng 15 – 30 triệu/tháng. Cụ thể cho từng bộ phận như sau:

  • Nhân viên quản lý: 8 – 10 triệu (không cần thiết nếu bạn tự quản lý được).
  • Nhân viên thu ngân, phục vụ: 2,5 – 3,5 triệu (làm part time) và 5,5 – 7,5 triệu (làm full time).
  • Nhân viên pha chế: 5 – 10 triệu (làm ca – làm full time)
  • Nhân viên kế toán: 7 – 9 triệu
  • Bộ phân marketing: 7 – 10 triệu
  • Bảo vệ trông xe: 4 – 5 triệu

Về đồng phục đi kèm, chi phí sẽ dựa trên số lượng cần may, các phụ kiện đi kèm, size áo, hình in trên áo… để tính toán cho chính xác. Trung bình 1 bộ sẽ rơi vào khoảng 120.000 – 150.000 VNĐ/chiếc.

Một số chi phí khác khi mở quán trà sữa

Bên cạnh các chi phí mở quán trà sữa nhỏ cần phải có trên, trong quá trình kinh doanh sẽ có thêm nhiều chi phí phát sinh khác, khoảng 30 – 40 triệu bao gồm:

  • Quà tặng, hoa tươi, trang trí, chạy quảng cáo… cho ngày khai trương quán.
  • Tiền điện, nước, mạng, phí vệ sinh hàng tháng…
  • Vốn dự phòng để trả cho nhân viên, mua thiết bị hỏng, nhập nguyên vật liệu…
  • Chi phí cho setup quán, đồ trang trí.

>>> Link tham khảo: Mô hình quán trà sữa nhỏ được yêu thích nhất

Các mô hình kinh doanh trà sữa tương ứng với số tiền đầu tư    

Thực tế chi phí mở quán trà sữa rất linh động tuỳ thuộc vào quy mô và hình thức mà bạn muốn hướng tới là gì. Dưới đây là một số gợi ý về số tiền đầu tư để kinh doanh trà sữa, mời bạn tham khảo:

Kinh doanh quán trà sữa vốn 0 đồng

Khi chưa có nhiều chi phí để tự mở quán trà sữa cho riêng mình thì đây là mô hình phù hợp nhất dành cho bạn. Với hình thức này, bạn sẽ là người trung gian giữa người bán trà sữa và người cần mua. Công việc chính là tìm kiếm nguồn khách hàng, thúc đẩy các chiến lược kinh doanh để giúp tăng doanh số bán hàng online.

Ngoài ra, nếu hợp tác với những cửa hàng trà sữa ở gần nơi mình sinh sống, bạn cũng có thể phụ trách thêm mảng vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng. Nhờ đó, ngoài hoa hồng từ việc bán trà sữa cho các cửa hàng, bạn sẽ có thêm một khoản phí vận chuyển.

Kinh doanh trà sữa với mức vốn 0 đồng giúp bạn có nhiều kinh nghiệm

Kinh doanh trà sữa với mức vốn 0 đồng giúp bạn có nhiều kinh nghiệm

Ưu điểm của mô hình này là bạn sẽ không phải chi ra một khoản vốn nào, chủ yếu là dựa trên sức lao động của mình. Nhược điểm là không thể kiểm soát về chất lượng của trà sữa ngon hay không và khó xây dựng thương hiệu riêng cho mình.

>>> Xem ngay: Kinh nghiệm mở trà sữa vỉa hè đang “làm mưa làm gió” hiện nay

Kinh doanh quán trà sữa vốn 10 triệu đồng         

Với chi phí mở quán trà sữa chỉ 10 triệu đồng bạn có thể nghĩ đến những hình thức kinh doanh như take away, bán vỉa hè hay tận dụng chính ngôi nhà của mình để đặt xe trà sữa.

Để bắt đầu kinh doanh hãy sắm sửa những vật dụng cần thiết như: đồ pha chế, xe đẩy, nguyên liệu, cốc đựng trà sữa, ống hút… Mô hình này yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công chính là về chất lượng của sản phẩm. Trà sữa ngon, hương vị đậm đà và nhiều topping đi kèm sẽ hút khách nhanh chóng.

Dù có ưu điểm là không cần tốn quá nhiều chi phí ban đầu, đặc biệt là về mặt bằng và nhân công. Thế nhưng mô hình kinh doanh này cũng vẫn còn một vài nhược điểm như: thiếu cơ sở vật chất và có thể bị công an hoặc quản lý thị trường “hỏi thăm”.

Kinh doanh quán trà sữa vốn 100 triệu đồng

Vốn 100 triệu đồng giúp bạn mở một quán trà sữa đầy đủ tiện nghi

Vốn 100 triệu đồng giúp bạn mở một quán trà sữa đầy đủ tiện nghi

100 triệu là số vốn không hề nhỏ để bạn có thể mở quán trà sữa với mặt bằng đẹp, không gian quán rộng rãi, thuê nhân công và thực hiện một số chương trình khuyến mãi để xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu đến khách hàng. Theo đó chi phí mở quán trà sữa với số vốn 100 triệu phân chia theo từng hạng mục như sau:

  • Mặt bằng: Tuỳ theo diện tích, vị trí trong ngõ hay mặt tiền đường mà mức giá có thể từ 5 – 15 triệu đồng. Thêm chi phí sửa sang lại không gian bên trong sẽ tốn thêm khoảng 5 – 10 triệu đồng nữa.
  • Nội thất: Bao gồm bàn ghế, điều hoà, quạt cây, wifi, quạt treo tường, máy tính, quầy tính tiền… tiêu tốn khoảng 30 triệu đồng.
  • Máy móc, dụng cụ pha chế: Bao gồm tủ lạnh, tủ đông, máy pha cà phê, máy xay sinh tố, máy ép hoa quả… dao động từ 15 – 25 triệu đồng.
  • Nguyên liệu pha chế đồ uống: Khoảng 3 – 4 triệu đồng tuỳ vào số lượng thức uống trong menu và nguyên liệu bạn nhập đắt hay rẻ.

Kinh doanh quán trà sữa vốn 200 triệu đồng

Với số vốn lên đến 200 triệu đồng sẽ cho bạn rất nhiều sự lựa chọn. Hãy đầu tư nhiều vào vị trí ở mặt tiền, đông người qua lại để tăng độ nhận diện. Ngoài ra, chi phí thiết kế nội thất cũng rất quan trọng bởi hiện nay các bạn trẻ thường thích đến những quán trà sữa có không gian đẹp để check-in sống ảo.

Ngoài ra, còn 1 cách nữa để bạn có thể bán trà sữa với số vốn 200 triệu đồng đó là kinh doanh trà sữa nhượng quyền thương hiệu. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu trà sữa nổi tiếng để bạn lựa chọn. Cách thức này sẽ giúp bạn không phải lo lắng về vấn đề hút khách cũng như thiết kế quán sao cho đẹp. Bù lại tuỳ từng mức độ nổi tiếng của thương hiệu trà sữa và mức giá nhượng quyền sẽ khác nhau.

>>> Link xem ngay: Nhượng quyền trà sữa và lưu ý cần biết khi lựa chọn

Hướng dẫn lập bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa

Nên có kế hoạch cụ thể trước khi mở quán trà sữa

Nên có kế hoạch cụ thể trước khi mở quán trà sữa

Để kinh doanh trà sữa có hiệu quả về mặt lâu dài thì lập kế hoạch chi tiết, cẩn thận là điều rất cần thiết. Để có được một kế hoạch kinh doanh tối ưu, hãy tham khảo ngay thông tin dưới đây:

  • Nghiên cứu và đánh giá thị trường: Tìm hiểu kỹ về thị trường kinh doanh trà sữa nơi bạn định khởi nghiệp. Xác định về đối tượng khách hàng hướng đến, đối thủ cạnh tranh là ai, mức giá và xu hướng của người dùng.
  • Lên kế hoạch chi tiêu hợp lý: Xác định rõ chi phí mở quán trà sữa bạn có thể bỏ ra là bao nhiêu. Sau đó phân chia tài chính cho từng hạng mục riêng như: Tiền thuê mặt bằng, mua trang thiết bị, mua nguyên vật liệu, thuê nhân viên, quảng cáo…
  • Chọn mặt bằng kinh doanh: Ưu tiên những khu vực đông dân cư, gần trường học, khu thương mại… để dễ dàng tiếp cận khách hàng.
  • Trang trí quán trà sữa: Lên ý tưởng thiết kế không gian quán theo phong cách nào là phù hợp. Có thể thuê các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp để trợ giúp cho vấn đề này.
  • Thuê nhân viên: Bao gồm nhân viên phục vụ và pha chế. Ưu tiên những nhân viên đã có kinh nghiệm để tiết kiệm chi phí đào tạo.
  • Vận hành quán trà sữa: Trà sữa ngon, menu đa dạng và thái độ phục vụ tốt là những yếu tố quan trọng để giữ chân khách hàng. Vì thế, đòi hỏi người quản lý phải có kinh nghiệm và chuyên môn tốt để xử lý mọi tình huống.
  • Quảng cáo sản phẩm: Có thể thông qua các kênh truyền thông như facebook, tiktok để lên các chiến dịch quảng cáo khác nhau như: giảm giá, check in tặng trà sữa… Ngoài ra liên kết với các app đồ ăn như Shopee Food, Grab, Beamin… cũng là một cách để tiếp cận nhanh chóng đến khách hàng.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hạch toán được chi phí mở quán trà sữa cơ bản. Chỉ cần xác định được đúng mô hình kinh doanh, quản lý dòng tiền tốt, biết cách tiếp cận khách hàng chắc chắn sẽ thành công.

Mọi thông tin xin liên hệ:

5/5 - (1 bình chọn)
Tống Thị Thuỳ Trang, còn được biết đến với biệt danh Trang Pubi, là một tác giả và chuyên viên trong lĩnh vực may mặc tại Việt Nam. Hiện cô đang sống và làm việc tại thôn Đồng Lạc, xã Yên Thắng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Sinh ngày 10 tháng 10 năm 1994, cô đã tốt nghiệp từ Đại Học Bách Khoa Hà Nội, chuyên ngành Công nghệ Dệt May với bằng loại Giỏi. Với kinh nghiệm làm việc hơn 7 năm tại các công ty dệt may hàng đầu, Trang đã đạt được nhiều thành tựu, như giải thưởng nhân viên xuất sắc và nhân viên nhiều ý tưởng đột phá từ Công ty HandyUni. Quan điểm cá nhân của Trang là ngành may đồng phục tại Việt Nam có tiềm năng lớn và cần có chiến lược phát triển phù hợp để vượt qua thách thức.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận