Vải kaki là gì? Top 3+ loại vải được dùng nhiều và ứng dụng

Xuất bản: 03 tháng 5, 2024 11:16 | Cập nhật: 06 tháng 8, 2024 09:42
Rate this post

Thị trường may mặc luôn có sự biến đổi không ngừng cả về thiết kế cũng như sử dụng chất liệu vải. Trong đó vải kaki được xem là phổ biến nhất và có ứng dụng rất đa dạng. Dù đã mặc rất nhiều quần áo làm từ vải kaki, thế nhưng bạn đã biết nguồn gốc xuất xứ và biết cách phân loại loại vải này chưa? Handy Uni sẽ giúp bạn giải đáp trong bài viết dưới đây.

Một vài thông tin cần biết về chất liệu vải kaki

Vải kaki còn được biết đến với tên gọi là khaki – chất liệu vải được dệt từ 100% sợi cotton tự nhiên hoặc sợi cotton đan chéo cùng sợi tổng hợp. Ngày nay để tăng thêm các đặc tính nổi bật của vải và loại bỏ những nhược điểm của sợi cotton, các nhà sản xuất đã thêm một số chất liệu tổng hợp khác vào; giúp vải kaki càng được yêu thích và có ứng dụng đa dạng.

Nguồn gốc ra đời và phát triển của chất liệu kaki

Chất liệu kaki được tạo ra từ giữa thế kỷ 19, tại Ấn Độ bởi Harry Bernett Lumsden – một người phụ trách may quân phục cho quân đội Anh thời bấy giờ. Ở thời điểm đó, quân đội Anh thường mặc quân phục làm từ len khá nóng và khó chịu. Điều này ảnh hưởng lớn đến tâm lý chiến đấu và sức khỏe của quân lính.

Nhìn thấy được điều này, Harry Bernett Lumsden đã sáng chế ra chất liệu vải mới có độ thoáng mát và mỏng nhẹ để thay thế vải len. Và đây chính là chất liệu kaki sử dụng nhiều trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Theo sự phát triển không ngừng của ngành dệt may, vải kaki trở thành chất liệu phổ biến trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

Vải kaki được ra đời từ giữa thế kỷ 19

Vải kaki được ra đời từ giữa thế kỷ 19

Bật mí quy trình sản xuất chất liệu vải kaki

Để có được sợi vải kaki đẹp và có tính thẩm mỹ cao không quá khó, chỉ cần trải qua 4 công đoạn dưới đây:

  • Bước 1 – Thực hiện thu hoạch bông: Việc thu hoạch phải được thực hiện cẩn thận và tỉ mỉ thì mới có được những xơ bông chất lượng cao. Sau khi thu hoạch, sợi bông sẽ tiếp tục được phân loại và sơ chế kỹ càng trước khi đóng thành kiện.
  • Bước 2 – Kéo sợi: Bông sau khi sơ chế sẽ được mang đi đánh rối và tiệt trùng để thu được các tấm phẳng đều nhau. Tiếp đến thực hiện kéo chúng thành sợi hoàn chỉnh, tiếp tục dùng hồ tinh bột, tinh bột biến tính và một số chất khác để bọc quanh sợi vải. Điều này giúp tăng thêm độ bền và độ bóng của thành phẩm hoàn thiện.
  • Bước 3 – Dệt vải: Sau quá trình kéo sợi, các sợi sẽ mang đi dệt bằng máy thành tấm vải; phương thức dệt sử dụng là sự kết hợp của sợi ngang và sợi dọc theo kiểu vân chéo nghiêng. Tấm vài hoàn thiện tiếp tục được nấu lên ở nhiệt độ và áp suất cao để loại bỏ tạp chất. Công đoạn tiếp theo là đem vải đi làm bóng và tẩy trắng vải để giúp sợi vải cotton nở đẹp và dễ dàng nhuộm màu.
  • Bước 4 – Nhuộm màu vải: Quy trình nhuộm vải kaki được lặp lại nhiều lần với các loại thuốc khác nhau. Mỗi lần nhuộm vải sẽ được giặt sạch để loại bỏ tạp chất. Sau khi nhuộm vải xong, người thợ sẽ sử dụng chất chống nhăn và làm mềm vải để tăng thêm ưu điểm cho sản phẩm hoàn thiện.

>>> Xem thêm sản phẩm: Địa chỉ may vải bamboo uy tín, chuyên nghiệp nhất hiện nay

Đánh giá những ưu/nhược điểm của vải kaki

Mỗi loại vải được dùng hiện nay đều có những ưu và nhược điểm riêng để phù hợp với từng mục đích sử dụng. Với chất liệu kaki cũng vậy, cùng điểm qua những ưu nhược điểm của loại vải này nhé:

Về ưu điểm

  • Có độ bền cao, không bị xù lông trong quá trình sử dụng và ít bị nhăn; giúp đảm bảo về tính thẩm mỹ của trang phục khi mặc lên người.
  • Vải kaki có độ thoáng khí cao nên khi sử dụng vào mùa hè không lo bị nóng hay bí bách. Hơn nữa chất liệu này cũng có độ co giãn nhất định, tránh bó sát vào cơ thể của người mặc.
  • Nguyên liệu làm nên vải kaki đều có nguồn gốc từ tự nhiên, vì thế vừa an toàn với người sử dụng lại rất thân thiện với môi trường.
  • Vải kaki có thể nhuộm màu thành nhiều màu sắc khác nhau với độ bền cao. Do đó có thể phù hợp với thị hiếu của người dùng và nhu cầu sử dụng.
Vải kaki có độ bền cao và ít nhăn khi sử dụng

Vải kaki có độ bền cao và ít nhăn khi sử dụng

Nhược điểm còn tồn tại

  • Tuy chất liệu kaki có độ co giãn nhất định nhưng cũng không được đánh giá cao, hơn nữa còn khá cứng nên chỉ thích hợp để may những trang phục đơn giản.
  • Chất liệu làm nên vải kaki là sợi bông tự nhiên nên giá thành cũng khá cao. Tuy nhiên hiện nay các nhà sản xuất đã kết hợp thêm một vài chất liệu vải khác vào. Nhờ đó giá thành của vải kaki cũng đa dạng hơn để phù hợp với tài chính của người dùng.

Điểm danh những loại vải kaki được dùng phổ biến

Sự đa dạng trong các loại vải kaki đã giúp ích rất nhiều cho người sử dụng trong việc lựa chọn chất liệu để may đồng phục. Thành phần chính vẫn là cotton, sau đó nhà sản xuất sẽ pha trộn với các loại sợi khác nhau để nổi bật ưu điểm những ưu điểm nhất định giúp phù hợp với lĩnh vực cần dùng.

Vải kaki thun

Đây là loại vải được pha trộn giữa sợi cotton và spandex để tăng độ đàn hồi cho vải khi sử dụng. Nhờ đó dù chất vải khá dày dặn nhưng vẫn mang đến cảm giác thoải mái và thoáng mát cho người mặc. Cũng nhờ đặc tính này mà vải kaki thun còn được gọi là kaki co giãn. Về ứng dụng thường được dùng để may đồng phục lao động, trang phục công sở hoặc quần áo bó sát cơ thể.

Vải kaki thun có độ co giãn mang đến cảm giác thoải mái khi mặc

Vải kaki thun có độ co giãn mang đến cảm giác thoải mái khi mặc

Chất liệu kaki không thun

Vải kaki không thun có độ cứng cao và không co giãn bởi được pha thêm chất liệu vải bố trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên ưu điểm của chất liệu này lại rất ít nhăn nên được ứng dụng nhiều vào thời trang công sở như: Quần tây, quần ống đứng… giúp thành phẩm lên form đẹp và tôn dáng cho người mặc.

Vải kaki cotton

Đây là loại vải được dệt từ 100% sợi bông tự nhiên nên có giá thành cao nhất trong tất cả các loại vải kaki đang có trên thị trường hiện nay. Ưu điểm của chất liệu này là thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt và không gây khó chịu cho người mặc. Vì thế được sử dụng nhiều để may quần ôm, váy, váy body…

Chất liệu kaki cotton thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt

Chất liệu kaki cotton thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt

Vải kaki lụa

Nhược điểm dễ nhận thấy nhất của vải kaki chính là khá cứng, và để khắc phục điều này các nhà sản xuất đã cho ra mắt mẫu vải kaki lụa. Khi sờ vào bề mặt vải sẽ cảm nhận được độ mềm mịn như lụa thật, không thô ráp và mát mẻ. Các ưu điểm ban đầu của vải như độ bền cao và không bị phai màu vẫn được giữ nguyên. Kaki lụa thích hợp để may vest, váy cho nữ…

>>> Click sản phẩm: Top các mẫu vải lanh đẹp nhất 2024

Ứng dụng của vải kaki trong cuộc sống hiện nay

Nhờ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội mà vải kaki được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang. Các mẫu quần short, quần jogger, trang phục công sở, đồ bảo hộ… được may từ chất liệu kaki có form đẹp, độ bền cao và giá cả phải chăng.

Chất liệu kaki được ứng dụng nhiều trong ngành thời trang

Chất liệu kaki được ứng dụng nhiều trong ngành thời trang

Ngoài ra chất liệu kaki còn được dùng để may các vật dụng như balo, túi vải, túi đeo chéo… với màu sắc tươi sáng, không bị biến dạng hay bạc màu sau một thời gian dài sử dụng.

Đặc biệt, vải kaki còn được dùng để may chăn, ga và gối với ưu điểm là thoáng khí, mát mẻ và mang đến giấc ngủ ngon cho mọi người. Với đặc tính ít nhăn và không bị xù lông khi giặt còn giúp cho người dùng tiết kiệm được chi phí thay mới sau một thời gian sử dụng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích liên quan đến vải kaki để bạn đọc tham khảo. Đây là chất liệu sở hữu nhiều ưu điểm với giá thành không quá cao, vì thế sử dụng để mang trang phục mặc hàng ngày hoặc trang phục đi làm sẽ giúp bạn thêm tự tin và nổi bật.

Tống Thị Thuỳ Trang, còn được biết đến với biệt danh Trang Pubi, là một tác giả và chuyên viên trong lĩnh vực may mặc tại Việt Nam. Hiện cô đang sống và làm việc tại thôn Đồng Lạc, xã Yên Thắng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Sinh ngày 10 tháng 10 năm 1994, cô đã tốt nghiệp từ Đại Học Bách Khoa Hà Nội, chuyên ngành Công nghệ Dệt May với bằng loại Giỏi. Với kinh nghiệm làm việc hơn 7 năm tại các công ty dệt may hàng đầu, Trang đã đạt được nhiều thành tựu, như giải thưởng nhân viên xuất sắc và nhân viên nhiều ý tưởng đột phá từ Công ty HandyUni. Quan điểm cá nhân của Trang là ngành may đồng phục tại Việt Nam có tiềm năng lớn và cần có chiến lược phát triển phù hợp để vượt qua thách thức.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận