Vải lanh là gì? Đặc điểm nhận biết và ứng dụng trong cuộc sống
Vải lanh là chất liệu được dùng rất nhiều trong mùa hè. Từ quần áo, váy cho đến ga gối… làm từ loại vải này đều có lượng tiêu thụ cao. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao vải lanh lại được yêu thích đến vậy? Đặc tính nào giúp cho chất liệu này chinh phục được người tiêu dùng? Bài viết dưới đây của Handy Uni sẽ giúp bạn trả lời tất cả.
Những thông tin cần biết về chất liệu vải lanh (vải linen)
Vải lanh còn được gọi là vải linen, một chất liệu đã quá quen thuộc với người tiêu dùng Việt. Không chỉ sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật mà loại vải này còn có đa dạng ứng dụng trong cuộc sống.
Vải lanh là gì?
Để làm ra vải linen, các nhà sản xuất đã sử dụng phần vỏ, phần xơ và sợi của cây lanh – một loại cây xuất hiện nhiều ở nơi có khí hậu mát mẻ. Tại Việt Nam, cây lanh được tìm thấy nhiều ở vùng núi phía Bắc như Sapa, Lạng Sơn, Sơn La… Các phần của cây lanh sau khi khai thác sẽ được xử lý sạch sẽ để mang đi kéo sợi. Phần sợi kéo tiếp tục được dệt thành chất liệu vải lanh cho con người sử dụng.
Sợi lanh dùng để dệt thành vải thường có chiều dài từ 25 – 150mm và có lớp vỏ bên ngoài. Sau khi thu được sợi lanh người ta sẽ phân chia thành 2 loại khác nhau. Cụ thể:
- Sợi xơ ngắn: Dùng để dệt vải thô
- Sợi xơ dài: Dùng để dệt các loại vải lanh cao cấp
Trước đây để sản xuất ra sợi lanh các thợ làm nghề sẽ dệt thủ công bằng cách quay tơ. Sau này nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các công ty sản xuất sử dụng máy dệt công nghiệp giúp nâng cao chất lượng và số lượng của thành phẩm. Vải linen ngày nay có sự đa dạng về hoa văn, màu sắc mà vẫn giữ được những ưu điểm vượt trội.
Nguồn gốc hình thành và phát triển của vải linen
Có thể nói vải linen có nguồn gốc lâu đời nhất thế giới. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất liệu vải này bắt nguồn từ khu vực Lưỡng Hà thời xa xưa, khi con người đã biết trồng cây lanh để dệt vải. Do phải dệt thủ công nên giá thành cao và chỉ phục vụ chủ yếu cho tầng lớp quý tộc.
Các nhà khảo cổ đã tìm được mảnh vải lanh từ một khu vực hang động cách đây 36 nghìn năm. Năm 1881 tại lăng mộ vua Pharaoh Ramses II, các nhà khoa học đã phát hiện ra vải lanh vẫn còn nguyên vẹn dù đã trải qua thời gian hơn 3000 năm.
Ngày nay, vải linen được sản xuất nhiều nhất tại Ấn Độ và Trung Quốc. Chất liệu này được sử dụng nhiều cách dệt khác nhau để cho ra năng suất cao và đa dạng về màu sắc, kiểu dáng hoa văn.
Đặc điểm khác biệt khi sử dụng vải lanh
- Vải lanh có độ mềm, mịn và mát khi sờ tay vào về mặt vải. Tuy nhiên nếu không được bảo quản đúng cách chất liệu này dễ bị nhăn, co nhàu và bị đứt sợi chỉ lanh.
- Sợi vải lanh có độ bóng tự nhiên rất đẹp mắt, màu sắc cũng đa dạng từ trắng ngà, nâu vàng, mộc cho đến xám. Riêng màu trắng tinh phải trải qua quá trình tẩy trắng kỹ lưỡng trước khi nhuộm thì mới có màu sắc ưng ý.
- Vải lanh là một trong số ít chất liệu vải khi ướt càng có độ liên kết chắc chắn hơn khi khô.
- Khả năng chịu mài mòn của sợi lanh cũng rất tốt, không dễ bị kéo giãn. Tuy nhiên vải sợi lanh có thể bị đứt nếu thường xuyên gấp hoặc là ủi ở một vị trí.
- Có thể chống nấm mốc, mồ hôi và hoá chất tẩy rửa tốt. Hơn nữa thành phần 100% tự nhiên cũng giúp cho vải lanh thân thiện với con người và môi trường.
>>> Xem thêm sản phẩm: Những lưu ý cần biết khi lựa chọn vải kaki
Quy trình sản xuất ra vải linen chi tiết
Để làm ra chất liệu vải lanh cần phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau. Dưới đây là quy trình chi tiết.
- Bước 1: Trồng lanh và thu hoạch: Cây lanh thường được gieo giống vào đầu xuân và thu hoạch vào cuối hè. Khi thu hoạch, thân cây sẽ được kéo lên mặt đất và để thối rữa trong một khoảng thời gian nhất định. Quá trình này giúp vỏ lanh tác ra khỏi cây.
- Bước 2: Tách vỏ: Phần thân của cây lanh được sấy khô và nghiền nát để tách sợi ra khỏi thân cây. Tiếp đến, sợi được chải lại một lần nữa để loại bỏ các mảnh vụn sót lại. Các sợi lanh được phân tách riêng, giữ lại các sợi dài để dệt vải lanh.
- Bước 3: Kéo sợi: Những sợi lanh dài, mềm thu được ở trên tiến hành kéo thành sợi và quấn thành cuộn.
- Bước 4: Dệt vải: Sợi lanh được đem đi dệt thành vải, sau đó tiến hành tẩy trắng, in màu và hoạ tiết lên vải. Cuối cùng phủ bóng cho vải để hoàn thiện sản phẩm mang đi tiêu thụ.
Đánh giá ưu nhược điểm của vải lanh
Mỗi loại vải đều sở hữu những ưu, nhược điểm riêng để phù hợp với từng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Vải linen cũng như vậy, cùng tìm hiểu ngay nhé.
Về ưu điểm
- Thành phần của vải lanh không có chất xơ nên giúp bề mặt vải mịn màng, mềm mại, thân thiện với con người.
- Sau khi dệt thành vải, vải lanh sẽ được phủ thêm một lớp bóng để tăng tính thẩm mỹ. Giúp quần áo được may từ chất liệu vải này càng thêm đẹp và sang trọng.
- Khả năng kháng khuẩn, ẩm mốc, chống bám bụi và các vết bẩn của vải lanh được đánh giá rất cao.
- Các trang phục được may từ vải lanh có thể giặt tay hoặc giặt máy thoải mái mà không cần lo lắng vấn đề sợi vải bị đứt hay giãn.
- Vải lanh có khả năng thấm hút mồ hôi tốt giúp người sử dụng mặc cả ngày dài mà vẫn đảm bảo khô thoáng.
Về nhược điểm
- Vải linen dễ bị nhăn, vì thế bạn không nên là ủi hay gấp quần áo làm từ chất liệu này thường xuyên.
- Độ đàn hồi của chất liệu vải này không được đánh giá cao, vì thế rất dễ bị rách khi va vấp vào đồ vật sắc nhọn.
- Khi tiếp xúc nhiều với mồ hôi hoặc các hoá chất tẩy rửa dễ khiến vải bị mốc.
Bật mí những loại vải lanh được dùng phổ biến
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải lanh khác nhau với những tính chất, đặc điểm và giá thành riêng biệt. Bạn có thể tham khảo để chọn ra chất liệu phù hợp:
Vải lanh bột
Đặc điểm nổi bật của loại vải này là mềm mại, thấm hút tốt và có độ bóng mượt tự nhiên. Vì thế vải lanh bột thường được sử dụng nhiều để may quần áo các loại, rèm cửa, chăn, ga gối…
Vải lanh tưng
Trong số các loại vải lanh hiện nay thì lanh tưng được đánh giá cao nhất về chất lượng. Ưu điểm của chất liệu này là có độ bền cao, êm tay, chất vải dày và giữ màu lâu bền. Trắng ngà, màu mộc, màu vàng hoặc xám là những màu cơ bản của vải lanh tưng.
Vải lanh dệt tấm
Chất liệu vải này còn có tên gọi khác là vải đũi với kiểu dệt se khít, giúp cho bề mặt vải có kết cấu tuyệt đối, độ dày ấn tượng và độ bền cực cao. Vì thế vải lanh dệt tấm thường được dùng để sản xuất các sản phẩm quần áo, rèm cửa cao cấp.
Vải lanh lụa
Thoáng mát và mềm mại mà những gì bạn có thể cảm nhận được ngay với chất liệu này. Bên cạnh đó vải lanh lụa cũng thấm hút mồ hôi rất tốt, đem đến sự dễ chịu cho người mặc cả ngày dài. Đặc biệt vào mùa nồm ẩm, vải lanh lụa hạn chế được mùi hôi khó ngửi và rất nhanh khô.
>>> Xem ngay sản phẩm: Địa chỉ may vải pinpoint cao cấp, uy tín nhất hiện nay
Vải linen Nhật
Với những ai là tín đồ của ngành thời trang thì chắc chắn không nên bỏ qua vải lanh Nhật. Đây là chất liệu được đánh giá là có thể dùng để thiết kế trang phục đẹp nhất thế giới. Cũng vì thế mà giá thành của chất liệu này đắt hơn nhiều so với các loại lanh thông thường.
Những ứng dụng nổi bật của vải lanh
Nhờ những đặc điểm ưu việt đang sở hữu mà chất liệu lanh có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống hiện nay như: Thời trang, thiết kế nội thất, nhà cửa:
- Trong ngành nội thất, thiết kế; vải lanh được dùng nhiều để may bao gối, chăn, ga trải giường, bọc sofa…
- Trang trí nhà bếp với các sản phẩm như: khăn lau tay, khăn trải bàn, khăn lau vật dụng.
- Ngành thời trang: thích hợp để may các trang phục mùa hè như bộ đồ mặc nhà, váy, đầm…
Thông tin về vải lanh đã được cập nhật đầy đủ trong bài viết trên. Mùa hè đang đến rất gần rồi, hãy nhanh tay sắm cho mình những bộ đồ vải lanh thật đẹp để đánh tan cái oi nóng nhé.