Top 5+ loại vải may đồng phục bền đẹp và thoáng mát
Chọn vải may đồng phục luôn khiến người sử dụng phải đau đầu khi không biết chất liệu nào phù hợp với môi trường làm việc nào. Sử dụng đúng chất liệu vải không chỉ giúp xây dựng hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp, mà còn đảm bảo nhân viên luôn được thoải mái để hết mình với công việc. Dưới đây Handyuni sẽ bật mí cho bạn đọc những kinh nghiệm chọn vải may đồng phục thiết thực nhất.
Giới thiệu về vải may đồng phục
Vải may đồng phục hiện nay có sự đa dạng về chất liệu và màu sắc để phù hợp hơn với nhu cầu của người dùng. Mỗi lĩnh vực đều có yêu cầu riêng về đồng phục, chọn chất liệu may chính xác sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cả về mặt hình ảnh và kinh tế.
Vai trò của vải trong việc may đồng phục
Vải may đẹp là yếu tố then chốt quyết định tới chất lượng và độ bền của đồng phục. Sử dụng các chất liệu vải cao cấp sẽ giúp tăng tuổi thọ và chống chịu tốt hơn trước những tác động từ môi trường. Hơn nữa cũng sẽ đảm bảo sự thoáng mát và dễ chịu cho người mặc so với các loại vải kém chất lượng.
Một doanh nghiệp nếu muốn xây dựng hình ảnh đẹp với chi phí thấp, cẩn trọng trong việc lựa chọn vải may đồng phục là rất cần thiết. Chọn đúng chất liệu sẽ đem đến đồng phục thành phẩm có màu sắc đẹp, form dáng chuẩn cùng hình in sắc nét. Về chi phí sửa chữa hoặc thay mới cũng được tiết kiệm tối đa.
Những yêu cầu cơ bản đối với vải may đồng phục
Để chọn ra các chất liệu vải may đồng phục phù hợp không hề đơn giản. Các đơn vị nếu đang cân nhắc về điều này có thể tham khảo dựa trên một số yêu cầu dưới đây:
- Ưu tiên sử dụng các loại vải may có độ bền cao, thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt để đảm bảo mang đến sự thoải mái nhất cho người mặc.
- Xem xét về ngân sách có thể bỏ ra để lựa chọn vải may đồng phục cho phù hợp. Vấn đề này có thể liên hệ đến các xưởng may đồng phục để được báo giá trước khi quyết định.
- Chọn màu sắc vải may phù hợp với thương hiệu và có khả năng chống phai màu tốt.
- Chất liệu vải sử dụng phải an toàn với người dùng, không gây kích ứng da.
Tầm quan trọng của việc chọn đúng loại vải
Chọn vải may đồng phục chính xác với ngành nghề và nhu cầu sử dụng rất quan trọng. Bởi nó có thể giúp nâng cao độ bền cho đồng phục trong quá trình mặc đi làm mỗi ngày. Ngoài ra còn giúp xây dựng hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp trước đối tác, khách hàng hay thậm chí là đối thủ của mình.
>>> Xem thêm: Xu hướng đồng phục lễ tân nhà hàng sang trọng, thanh lịch
Các loại vải phổ biến dùng để may đồng phục
Các chất liệu vải may đồng phục trên thị trường hiện nay vừa đa dạng, lại sở hữu những đặc điểm riêng để phù hợp với từng ngành nghề. Nếu chưa biết nên chọn loại vải nào, khách hàng có thể tham khảo một số chất liệu thông dụng hơn cả dưới đây:
Vải cotton
Cotton được mệnh danh là vải may đồng phục quốc dân với tính ứng dụng rất đa dạng: áo thun đồng phục, áo sơ mi, áo cổ tròn… Thành phần chính của vải cotton là 100% sợi bông tự nhiên rất thân thiện với con người và dễ tìm mua. Hiện nay vải cotton được biến tấu đa dạng hơn để phù hợp với thị hiếu người dùng như: cotton 65/35, cotton PE, cotton lụa, cotton poly…
Vải kaki
Thành phần chính của vải kaki là sợi cotton và sợi polyester không nhăn theo tỷ lệ nhất định. Nhờ đó khi sử dụng sẽ đem đến cảm giác thoải mái, dễ chịu và thấm hút mồ hôi rất tốt cho người mặc. Vải kaki may đồng phục hiện nay được chia thành 2 loại chính, đó là kaki thun và kaki không thun.
Vải polyester
Đây là vải may đồng phục nhân tạo làm từ sợi polyester có nguồn gốc từ dầu mỏ, than đá và không khí. Với giá thành rẻ, vải polyester được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống, đặc biệt là ngành đồng phục cần đến số lượng lớn như đồng phục cho công nhân, đồng phục học sinh…
Vải thun lạnh
Thun lạnh là chất liệu vải được dệt từ sợi polyester theo phương pháp dệt kim hoặc dệt thoi. Khi sờ vào bề mặt vải sẽ cảm nhận được sự mát lạnh, vì thế mới có tên gọi là vải thun lạnh hoặc cold spandex. Chất liệu này được ứng dụng rộng rãi trong may đồng phục, may đồ thể thao, quần áo trẻ em bởi sở hữu nhiều đặc tính nổi bật như mềm mịn, không bị xù lông, dễ dàng vệ sinh…
Vải lụa và vải satin
Nhắc đến những loại vải may đồng phục công sở được yêu thích nhất hiện nay chắc chắn không thể bỏ qua chất liệu lụa và satin. Loại vải này được dệt từ sợi tơ tằm tự nhiên như: tơ tằm sồi, tơ tắm lá sẵn, tơ tằm dâu… nên rất thân thiện với làn da con người. Bề mặt vải mịn mát và mang đến sự sang trọng cho đồng phục thành phẩm.
>>> Click để xem: Bí quyết chọn áo đồng phục công ty mùa đông giữ ấm tốt nhất
Ưu nhược điểm của từng loại vải may đồng phục
Mỗi loại vải may đồng phục kể trên đều sở hữu ưu nhược điểm riêng khác nhau. Tìm hiểu kỹ về vấn đề này sẽ giúp người dùng đưa ra nhận định chính xác nhất để chọn ra chất liệu phù hợp hơn cả.
Ưu và nhược điểm của vải cotton
Ưu điểm:
- Vải cotton có độ bền cao giúp tăng thêm tuổi thọ cho áo đồng phục, nếu cần giặt giũ thường xuyên cũng không ảnh hưởng đến cấu trúc vải.
- Thành phần sợi bông tự nhiên thân thiện với môi trường và làn da của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
- Tính năng thấm hút mồ hôi tốt giúp cho chất liệu này càng được yêu thích trong mùa hè.
- Một số ưu điểm khác: giá thành phải chăng, nhanh khô, dễ dàng vệ sinh, giữ hương thơm lâu…
Nhược điểm:
- Loại vải cotton 100% có giá thành khá cao, form cứng nên chỉ thích hợp may đồng phục cho nam.
- Sau một thời gian sử dụng, vải cotton dễ bị bạc màu làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của đồng phục.
- Đặc tính co rút của chất liệu này cũng dễ khiến đồng phục mất đi form dáng chuẩn.
Ưu và nhược điểm của vải kaki
Ưu điểm:
- Có nhiều màu sắc và hoạ tiết khác nhau trên bề mặt vải, nhờ đó giúp cho vải kaki có thể ứng dụng cho nhiều ngành nghề khác nhau.
- Bề mặt vải mềm mịn, nhẹ và mát thích hợp may đồng phục cho mùa hè nóng bức.
- Có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, dễ dàng vệ sinh và bảo quản khi không sử dụng đến.
- Vải kaki phù hợp với mọi độ tuổi và giới tính, không gây kích ứng da kể cả với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Nhược điểm:
- Giá thành của vải kaki khá cao, không phù hợp với những doanh nghiệp cần may đồng phục số lượng lớn.
- Không thể sử dụng vải kaki để may đồng phục váy, các loại áo đầm bồng bềnh.
>>> Xem ngay: Tạp dề đồng phục: Sự kết hợp giữa tiện ích và nhận diện thương hiệu
Ưu và nhược điểm của vải polyester
Ưu điểm:
- Chống thấm nước tốt giúp bảo vệ cho người lao động hiệu quả trong một số ngành nghề đặc thù.
- Đồng phục được may từ vải polyester có khả năng chống nhăn tốt, dù sử dụng trong thời gian dài cũng đảm bảo không bị nhăn hay biến dạng.
- Được sản xuất trên công nghệ hiện đại giúp sợi polyester cuộn vào nhau thành cấu trúc rất chắc chắn. Tạo nên tính năng chống mài mòn, chống co rút và khả năng co giãn tốt khi sử dụng để may đồng phục.
- Vải may đồng phục polyester có giá thành khá rẻ, thích hợp để sử dụng cho những môi trường cần nhiều đồng phục hoặc phải thay mới liên tục.
Nhược điểm:
- Độ dày của vải polyester cao, kết hợp với khả năng thấm hút kém khiến đồng phục làm từ chất liệu này khá nóng và bí.
- Polyester là vải tổng hợp hoá học với khả năng phân huỷ thấp, khi thải ra ngoài có thể gây ô nhiễm môi trường.
Ưu và nhược điểm của vải thun lạnh
Ưu điểm:
- Có tính năng chống bám bẩn tốt nên dễ dàng vệ sinh sau khi sử dụng xong.
- Vải thun lạnh có giá thành khá rẻ và dễ tìm mua trên thị trường.
- Nhiều mẫu mã và màu sắc khác nhau để các công ty, doanh nghiệp lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt, cấu trúc vải dệt thoáng mát, đặc biệt không bị nhăn hay xù lông sau khi sử dụng một thời gian dài.
Nhược điểm:
- Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao vải thun lạnh dễ bị ảnh hưởng.
- Khả năng hấp thụ nhiệt của vải thun lạnh tốt, vì thế nếu mặc trong mùa hè phải di chuyển ngoài trời nhiều sẽ khá nóng bức.
Ưu và nhược điểm của vải lụa và satin
Ưu điểm:
- Bề mặt vải mềm mát và có độ bóng tự nhiên giúp thành phẩm đồng phục có sự sang trọng và đẳng cấp.
- Thành phần tự nhiên giúp vải lụa thấm hút mồ hôi rất tốt và không gây bí bách cho người mặc.
- Có thể sử dụng để may đồng phục nhiều kiểu dáng khác nhau: Sơ mi nam nữ, áo kiểu, váy đầm…
Nhược điểm:
- Giá thành cao chỉ thích hợp để may đồng phục cho cấp lãnh đạo trở lên.
- Do làm từ tơ tằm, vì thế vải lụa và satin dễ bị côn trùng cắn nếu không bảo quản cẩn thận.
- Vải lụa và satin dễ bị ố vàng sau một thời gian sử dụng.
>>> Xem thêm: Top 8+ mẫu đồng phục spa màu xanh sang trọng và tinh tế
Lựa chọn vải may đồng phục phù hợp cho từng ngành nghề
Tất cả các ngành nghề trong cuộc sống hiện nay đều cần đến đồng phục. Để phát huy tối đa công dụng của trang phục này, lựa chọn chất liệu may thích hợp rất quan trọng. Dưới đây là một vài gợi ý để khách hàng tham khảo:
Vải cho đồng phục công sở
Môi trường công sở làm việc trong các văn phòng kín nên không bị tác động nhiều bởi điều kiện thời tiết. Do vậy khi chọn vải may đồng phục cho nhân viên công sở nên ưu tiên đến tính thẩm mỹ và sự thoải mái cho người mặc. Các chất liệu phù hợp để doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn đó là: cotton, bamboo, linen, lụa, canvas…
Vải cho đồng phục học sinh, sinh viên
Vải may đồng phục học sinh, sinh viên khi lựa chọn cần dựa trên một vài yếu tố như: Thời tiết, chi phí, nhu cầu sử dụng, thiết kế đồng phục… Chẳng hạn với đồng phục áo sơ mi mùa hè có thể chọn chất liệu vải cotton, kaki thun, vải kate. Còn trong mùa đông lạnh cần may áo khoác nên dùng vải cashmere, vải nỉ, vải gió.
Vải cho đồng phục công nhân
Công nhân xây dựng, công nhân nhà máy hay kỹ sư đều có môi trường làm việc liên quan đến bụi bẩn, các vật kim loại sắc nhọn. Do vậy đồng phục được xem như đồ bảo hộ lao động giúp nâng cao hiệu quả bảo vệ an toàn cho họ. Nên chọn vải may đồng phục có dày dặn, có khả năng chịu nhiệt và độ bền cao như: vải bạt, vải kaki Nam Định, vải chống tĩnh điện…
Vải cho đồng phục thể thao
Trong các hoạt động thể thao cần phải vận động nhiều, vì thế chất liệu vải may đồng phục phải đảm bảo tính co giãn tốt, thấm hút mồ hôi hiệu quả và bề mặt mịn mát giúp người mặc luôn thấy dễ chịu. Một số gợi ý về chất liệu may đồng phục thể thao phù hợp đó là: polyester, vải thun, cotton, vải coolmate, vải microfiber.
Vải cho đồng phục y tế
Môi trường làm việc trong bệnh viện phải thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây hại như máu, vi khuẩn, virus, chất thải… Vì vậy chọn vải may áo đồng phục y tế cần phải ưu tiên sở hữu các tính năng như: kháng khuẩn, chống thấm nước, an toàn cho da, độ bền cao. Một số chất liệu phù hợp để người dùng cân nhắc lựa chọn đó là: vải cotton, vải polyester, vải kháng khuẩn.
>>> Gợi ý: Bảng giá may đồng phục tại Handy Uni mới nhất 2024
Bảng giá vải may đồng phục đẹp giá rẻ tốt nhất
Chất liệu vải có ảnh hưởng rất lớn đến giá may đồng phục cuối cùng. Ngoài ra, mức giá này còn phụ thuộc thêm một vài yếu tố khác như: số lượng, chi phí in ấn, phụ kiện đi kèm, chính sách ưu đãi… Bảng giá các loại vải may đồng phục mới nhất tại Handyuni như sau:
Số lượng | Polyester | Thun lạnh | Cotton Organic | Lụa |
10-19 | 115.000 | 135.000 | 140.000 | 215.000 |
20-300 | 98.000 | 85.000 | 124.000 | 195.000 |
301-500 | 92.000 | 75.000 | 119.000 | 183.000 |
501-1000 | 85.000 | 70.000 | 114.000 | 170.000 |
>1000 | 79.000 | 68.000 | 109.000 | 162.000 |
Handyuni – Địa chỉ mua vải may đồng phục uy tín chất lượng
Mua vải may đồng phục ở đâu là thắc mắc của rất nhiều khách hàng sau khi đã hiểu rõ về đặc tính cũng như cách lựa chọn chất liệu phù hợp. Giữa rất nhiều đơn vị uy tín hiện nay, Handyuni tự hào là cái tên được khách hàng nhắc đến nhiều nhất.
>>> Gợi ý: Top 5 công ty may đồng phục nhà hàng hàng đầu Việt Nam
Xưởng vải may đồng phục Handyuni sở hữu kho vải lên đến 50 tấn với đa dạng chất liệu và màu sắc khác nhau. Đến với chúng tôi, quý khách sẽ được tư vấn viên am hiểu về chất liệu vải tư vấn và giải đáp thắc mắc. Từ đó tìm ra những sự lựa chọn phù hợp cho mẫu đồng phục cần sử dụng.
Ngoài cung cấp vải số lượng lớn, Handyuni còn hỗ trợ sản xuất đa dạng các mẫu đồng phục khác nhau như: đồng phục công sở, đồng phục học sinh, đồng phục theo từng ngành nghề… với giả cả phải chăng nhất. Cam kết đáp ứng đồng phục thành phẩm chất lượng cao, bảo hành đầy đủ và giao hàng miễn phí trong toàn quốc.
Mong rằng những thông tin bổ ích liên quan đến vải may đồng phục ở trên có thể giúp bạn đọc đưa ra được những sự lựa chọn chính xác. Nếu cần tư vấn thêm về dịch vụ cũng như nhận ưu đãi thiết kế áo đồng phục miễn phí, hãy để lại thông tin bên dưới sẽ có nhân viên liên hệ trong thời gian sớm nhất.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
- Trụ sở chính: Số 33 Ngõ 102 – Khuất Duy Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
- Xưởng sản xuất: Số 23-25, Ngõ 100 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
- Hotline:0962 520 282
- Facebook: https://www.facebook.com/xuongmaydongphucnhahangkhachsanhandyuni
- Website: https://handyuni.vn/